Skip to content

Latest commit

 

History

History
295 lines (209 loc) · 14 KB

Day012-typescript-advanced-type.md

File metadata and controls

295 lines (209 loc) · 14 KB

Day 12: TypeScript Advanced Type

Ở ngày 12 này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về TypeScript (TS) nhé.

Hệ thống types của TypeScript thực sự rất mạnh mẽ và phức tạp, không thể truyền đạt được hết qua 1 vài bài viết. Các bạn phải thực hành, luyện tập, và nghiên cứu rất nhiều thì mới có thể nắm vững được TS nhé.

Union Type

Union Type là những types mang tính chất: EITHER OR (tạm dịch là Hoặc cái này Hoặc cái kia). Để viết Union Type, chúng ta dùng Pipe Symbol (|).

Ví dụ, chúng ta có 1 hàm listen() như sau:

function listen(port: unknown) {
  if (typeof port === 'string') {
    port = parseInt(port, 10);
  }
  server.listen(port);
}

typeof

Ở ví dụ trên, chúng ta gặp 1 cú pháp lạ typeof. typeof là 1 operator dùng để lấy về type của 1 biến. Giá trị mà typeof trả về luôn có type là string

typeof 'string'; // string
typeof 123; // number
typeof true; // boolean
typeof {}; // object
typeof []; // object
typeof (() => {}); // function
typeof null; // object
typeof undefined; // undefined
typeof new Date(); // object

typeof String; // function
typeof Boolean; // function
typeof NaN; // number

typeof typeof 123; // string

Quay trở lại hàm listen(), hàm listen() nhận vào 1 tham số port có type là unknown, nghĩa là chúng ta truyền vào 1 tham số với type nào đó mà chúng ta chưa biết (unknown) tại thời điểm viết code. Nói cách khác, hàm listen() trên có thể nhận: string, number, boolean, array, object, và function (kể cả undefinednull).

unknown là type được giới thiệu trong TS 3.0. TS khuyến cáo sử dụng unknown thay vì any ở nhiều trường hợp các bạn muốn có 1 type chưa biết type lúc code nhưng hạn chế type chưa biết này. Các bạn nên đọc thêm về unknown: new unknown top type

Vậy là chúng ta đã biết unknown là type như thế nào: bất cứ giá trị nào cũng có thể gán được cho unknown. Điều này thật sự không hay tí nào, vì implementation của hàm listen() chỉ xử lý 2 types là stringnumber mà thôi. Giờ xử lý như thế nào? Cách tốt nhất là dùng Union Type. Chúng ta sẽ viết lại hàm listen() như sau:

function listen(port: string | number) {
  // do listen
}

listen('3000'); // ok
listen(3000); // ok
listen(true); // TypeError: Argument of type true is not assignable to parameter type string | number
listen(); // TypeError: Invalid number of arguments, expected 1

TS la làng (Compilation Time Error) ngay nếu như truyền vào 1 boolean (không phải string HOẶC number) hoặc không truyền vào gì khi gọi hàm listen().

Khi chạy tsc để compile code TS sang JS, các bạn cũng sẽ gặp Compilation Error tương tự. Tuy nhiên, code JS cũng sẽ được compiled ra đàng hoàng, các bạn cũng sẽ chạy được code compiled JS kia nhưng sẽ gặp lỗi ở runtime hay còn gọi là Runtime Error. Phân biệt 2 loại errors này nhé 🙂

Tương tự như tạo Union Type cho tham số, các bạn cũng có thể tạo Union Type cho giá trị trả về của hàm nhé.

function getSomething(): string | number {
  return 'string'; // works
  return 30; // works
  return true; // TypeError: Returned expression type boolean is not assignable to type string | number
}

Để tái sử dụng (reuse) 1 Union Type bất kỳ, các bạn có thể tạo Type Alias cho Union Type đó

type StringOrNumber = string | number;

function listen(port: StringOrNumber) {...}
function getSomething(): StringOrNumber {...}

Intersection Type

Ngược với Union Type, Intersection Type là type mà kết hợp nhiều type lại với nhau. Nói cách khác, Intersection Type là type có tính chất: AND (dịch nôm na là ).

function merge<T1, T2>(o1: T1, o2: T2): T1 & T2 {
  return { ...o1, ...o2 };
}

merge({ foo: 'bar' }, { bar: 'foo' });

Hàm merge({ foo: 'bar' }, { bar: 'foo' }) này sẽ có giá trị trả về là { foo: string } & { bar: string }.

Ngoài những cách sử dụng thông thường trong function hoặc trong những đoạn code mà khái niệm OOP thông thường không áp dụng được thì Intersection Type được dùng rất nhiều trong việc thiết kế hệ thống type cho những thư viện UI Components. Ví dụ:

type StyleProp = {
  backgroundColor: string;
  color: string;
  margin: string;
  padding: string;
  ...
}

type ButtonProps = {
  onClick: (event: MouseEvent) => void;
} & StyleProps;

type TextProps = {
  fontSize: string;
  fontWeight: number;
  ...
} & StyleProps;

Những Component này có những type Style khác nhau, nhưng cũng có những type cơ bản giống nhau. Ví dụ như Text sẽ có thêm fontSize, fontWeight còn Button sẽ có onClick. Tác giả của những thư viện UI này sẽ sử dụng Intersection Type để viết thư viện UI của họ mà không phải lặp đi lặp lại nhiều 1 số type giống nhau. Cách dùng Intersection Type này còn có tên gọi khác là Type Composition.

Type Composition là 1 chủ đề rất hay, và rộng lớn trong TS. Các bạn nên google để tự tìm hiểu thêm nhé.

Conditional Type

Conditional Type có mặt trong TS từ version 2.8 và có thể nói đây là một trong những tính năng nổi bật nhất của TS. Conditional Type, đúng như tên gọi của nó, giúp cho chúng ta có thể tạo ra những type theo điều kiện. Điều này dẫn đến 1 hệ thống type cực kỳ linh hoạt (robust) mà TS mang lại cho người dùng. Ví dụ:

T extends U ? X : Y;

Đoạn code trên có thể hiểu nôm na là khi type T có thể gán được cho type U thì sẽ trả về type X, còn không thì trả về type Y.

Type Alias

Type Alias có thể hiểu là alias (tên thay thế) một hoặc nhiều loại types nào đó thành 1 type, giống như StringOrNumber phía trên. StringOrNumber là 1 Type Alias của string | number (Union Type). Type Alias có thể dùng cho bất cứ loại type nào.

Type Alias và Union Type

Sau đây, chúng ta sẽ cùng xem qua thêm 1 ví dụ về Type Alias dùng cho Union Type nhé. Tưởng tượng chúng ta cần tạo 1 component Flex và component này có những yêu cầu cơ bản sau:

  • Flex sẽ có style mặc định là `display: 'flex'
  • Flex sẽ nhận vào 1 Input flexDirection để có thể gán vào style như sau: flex-direction: flexDirection
@Component({
  selector: 'flex-container',
  template: `<ng-content></ng-content>`,
})
export class FlexComponent {
  @Input() flexDirection: string = 'row';

  @HostBinding('style.display') get display() {
    return 'flex';
  }

  @HostBinding('style.flex-direction') get direction() {
    return this.flexDirection;
  }
}

HostBinding là khái niệm chúng ta chưa tìm hiểu trong chuỗi 100 ngày này. Các bạn chỉ cần hiểu là chúng ta dùng HostBinding để bind giá trị lên selector tag <flex-container></flex-container>

Như đa số các bạn đã biết, flexDirection của một flex container sẽ có thể có 1 trong 4 gía trị: column, row, column-reverse, và row-reverse. Nhưng ở đoạn code trên, chúng ta có thể truyền vào bất cứ 1 giá trị string nào cho flexDirection. Và điều này sẽ dẫn đến style của component này sẽ không được chính xác. Một lần nữa để ngăn ngừa việc truyền tham số tràn lan, chúng ta dùng Union Type

type FlexDirection = 'row' | 'column' | 'row-reverse' | 'column-reverse';

@Component({
  selector: 'flex-container',
  template: `<ng-content></ng-content>`
})
export class FlexComponent {
  @Input() flexDirection: FlexDirection = 'row';

  @HostBinding('style.display') get display() {...}

  @HostBinding('style.flex-direction') get direction() {
    return this.flexDirection;
  }
}

Và cách dùng:

<!-- app.component.html -->
<flex-container>
  <button>Submit</button>
  <button>Cancel</button>
</flex-container>

<flex-container flexDirection="column">
  <input type="email" />
  <input type="password" />
</flex-container>

Khi dùng flex-container component trên template, TS đã có thể gợi ý (intellisense) 4 giá trị của flexDirection khi các bạn muốn truyền gia trị cho flexDirection

Type Alias và Conditional Type

Kế tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 ví dụ về Type AliasConditional Type nhé.

type ObjectDictionary<T> = { [key: string]: T };
type ArrayDictionary<T> = { [key: string]: T[] };
export type Dictionary<T> = T extends []
  ? ArrayDictionary<T[number]>
  : ObjectDictionary<T>;

type StringDictionary = Dictionary<string>; // {[key: string]: string}
type NumberArrayDictionary = Dictionary<number[]>; // {[key: string]: number[]}
type UserEntity = Dictionary<User>; // {[key: string]: User}

Ở ví dụ trên, chúng ta có 3 Type Alias: ObjectDictionary, ArrayDictionary, và Dictionary. Trong đó, Dictionary có thể được xem là True Type (type được export ra cho bên ngoài sử dụng), còn ObjectDictionaryArrayDictionary có thể được xem là Support Type (type dùng để hỗ trợ cho True Type). Và code thì khá dễ hiểu, nếu mình truyền vào 1 type dạng number[] cho type parameter TDictionary<T> thì T extends [] sẽ được đính giá (evaluate) là truthyDictionary<number[]> sẽ trả về type ArrayDictionary<number>

Với Type AliasConditional Type, TS ngoài việc cung cấp cho chúng ta khả năng tạo những dạng type thú vị như trên và kết hợp chúng lại với nhau, thì TS còn cung cấp cho chúng ta 1 số built-in type rất hay. Chúng ta cùng điểm qua một số built-in types hay dùng nhé:

  • Exclude
  • Extract
  • Readonly
  • Partial
  • Nullable
  • Pick
  • Record
  • ReturnType
  • Omit (Omit là Type Alias của PickExclude)
// Exclude/Extract
type Exclude<T, U> = T extends U ? never : T;
type Extract<T, U> = T extends U ? T : never;

// Exclude: Loại bỏ những types ở T nếu như những types này gán được cho U
type SomeDiff = Exclude<'a' | 'b' | 'c', 'c' | 'd'>; // 'a' | 'b'. 'c' đã bị removed.

// Extract: Loại bỏ những types ở T nếu như những types này KHÔNG gán được cho U
type SomeFilter = Extract<'a' | 'b' | 'c', 'c' | 'd'>; // 'c'. 'a' và 'b' đã bị removed.

// hoặc có thể dùng Exclude để tạo type alias NonNullable
type NonNullable<T> = Exclude<T, null | undefined>; // loại bỏ null và undefined từ T

type Readonly<T> = { readonly [P in keyof T]: T[P] }; // làm tất cả các props trong type thành readonly. Eg: Rất có lợi khi dùng cho Redux State.
type Partial<T> = { [P in keyof T]?: T[P] }; // làm tất cả các props trong type thành optional. Eg: Rất có lợi cho việc type 1 tham số khi cần truyền vào 1 type nào đó mà ko bắt buộc.
type Nullable<T> = { [P in keyof T]: T[P] | null }; // cái này tương tự như Partial, Partial sẽ trả về T[P] | undefined. Còn Nullable sẽ trả về T[P] | null

type Pick<T, K extends keyof T> = { [P in K]: T[P] };
type Record<K extends keyof any, T> = { [P in K]: T };

// Pick: Pick từ trong T những type có key là K
type Person = {
  firstName: string;
  lastName: string;
  password: string;
};

type PersonWithNames = Pick<Person, 'firstName' | 'lastName'>; // {firstName: string, lastName: string}

// Record: Gán type T cho lần lượt từng key P trong K
type ThreeStringProps = Record<'prop1' | 'prop2' | 'prop3', string>;
// { prop1: string, prop2: string, prop3: string }

type ReturnType<T> = T extends (...args: any[]) => infer R ? R : any;

// ReturnType: trả về type của giá trị mà function T trả về.
type Result = ReturnType<() => string>; // string

type Omit<T, K extends keyof T> = Pick<T, Exclude<keyof T, K>>;

// Omit: loại bỏ type có key là K trong T
type PersonWithoutPassword = Omit<Person, 'password'>; // {firstName: string, lastName: string}

Xem thêm tại: Advanced Types

Summary

Như các bạn đã thấy, đi sâu vào hệ thống types của TS thật sự không quá dễ dàng đúng không? Nhưng hiểu được và nắm được một số kĩ thuật cơ bản thì sẽ giúp các bạn được rất nhiều trong việc sử dụng TS không những trong Angular mà trong những công nghệ khác nữa.

Ngoài những dạng type mà chúng ta vừa cùng nhau khám phá, TS còn rất nhiều những khái niệm thú vị khác như: Decorator, Enum, và Mixin .v.v... Để có thể nói hết tât cả về những khái niệm của TS thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và đây là series về Angular cho nên các bạn nên bỏ thêm thời gian của bản thân để xem qua các khái niệm mình vừa nhắc đến của TS nhé.

Mục tiêu của Day 13 là Content Projection trong Angular.

Youtube Video

Day 12

Author

Chau Tran

#100DaysOfCodeAngular #100DaysOfCode #AngularVietNam100DoC_Day12