Skip to content

Latest commit

 

History

History
884 lines (649 loc) · 44 KB

File metadata and controls

884 lines (649 loc) · 44 KB

Câu hỏi phỏng vấn React Native

React Native là một framework ứng dụng di động dựa trên JavaScript, được thiết kế để tạo các ứng dụng di động cho iOS và Android bằng cách cung cấp cho người lập trình một công cụ để sử dụng React cùng với nền tảng di động native. Ưu điểm chính của React Native là code có thể được viết và chia sẻ một lần giữa cả iOS và Android. Các ứng dụng dành cho thiết bị di động thực sự "native" về cả giao diện và trải nghiệm có thể được xây dựng bằng chính Javascript.

Mục lục

1. Sự khác biệt giữa ReactJS và React Native?

2. Flexbox là gì?

3. Ưu điểm của React Native?

4. Giải thích các luồng khác nhau trong React Native?

5. defaultProps có khả dụng trong React Native không?

6. Xử lý input trong React Native?

7. Cách sử dụng state trong React Native?

8. Redux trong React Native?

9. Các hàm thời gian trong React Native?

10. Cách debug ứng dụng React Native và các công cụ cần thiết?

11. Props Drilling là gì?

12. Mô tả kết nối mạng trong React Native?

13. Liệt kê các điểm chính để tích hợp React Native trong một ứng dụng Android?

14. Code React Native được xử lý như thế nào?

15. Bridge trong React Native là gì?

16. Các component cốt lõi trong React Native?

17. ListView trong React Native?

18. Làm thế nào bạn có thể viết code khác nhau cho iOS và Android trong cùng một codebase?

19. Touchable và cách dùng nó trong React Native?

20. Component FlatList là gì?

21. Cách định tuyến với React Navigation trong React Native?

22. Các cách thiết kế style trong ứng dụng React Native?

23. Giải thích Async Storage trong React Native?

24. Nguyên nhân thực sự đằng sau các vấn đề về hiệu suất trong React Native là gì?

25. Các bước để tối ưu hoá ứng dụng?

26. Cách giải quyết sự cố rò rỉ bộ nhớ trong React Native?

27. Các cách để lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trong React Native?

28. Bảo mật mạng và SSL Pinning là gì?

29. setNativeProps là gì?

30. Cách ứng dụng React Native làm việc mượt mà với animation?

Câu hỏi phỏng vấn React Native cho Fresher

1. Sự khác biệt giữa ReactJS và React Native?

  • Mục đích:
    • ReactJS là thư viện dùng cho xây dựng giao diện người dùng trên ứng dụng web
    • React Native là framework cho tạo ứng dụng di động ở như một ứng dụng native.
  • Cú pháp: cả hai đều dùng JSX nhưng React dùng cú pháp <div>, <h1>, <p> còn React Native dùng <view>, <text>,...
  • Animation:
    • ReactJS sử dụng CSS animation để tạo ảnh động trên ứng dụng web.
    • React Native sử dụng Animated API
  • Cơ chế routing:
    • React dùng react-router cho chuyển hướng trang
    • React Native sử dụng thư viện Navigator cho chuyển hướng trên ứng dụng di động.

React JS React Native
Dùng cho phát triển ứng dụng web Dùng cho phát triển ứng dụng di động
Dùng react-router cho điều hướng trang Dùng thư viện navigator cho điều hướng trong ứng dụng di động
Dùng thẻ HTML Không dùng thẻ HTML
Cung cấp bảo mật cao Bảo mật thấp hơn so với ReactJS
Sử dụng virtual DOM để render trên trình duyệt Dùng API để render cho ứng dụng di động

2. Flexbox là gì?

Nó là mô hình bố cục cho phép phần tử được căn chỉnh và cách đều trong container. Với flexbox ta có thể tuỳ chỉnh width và height một cách linh hoạt, tất cả bên trong container chính có thể được căn chỉnh để lấp đầy hoặc cách khoảng giữa các phần tử, điều này làm cho nó trở thành một công cụ tuyệt vời để sử dụng cho các hệ thống thiết kế reponsive.

Property Values Desc
flexDirection 'column', 'row' Dùng cho căn chỉnh phần tử theo chiều dọc hay ngang
justifyContent 'center','flex-start','flex-end','space-around','space-between' Được sử dụng để xác định cách các phần tử nên được cách khoảng bên trong container
alignItems 'center','flex-start','flex-end','stretched' Được sử dụng để xác định cách các phần tử nên được cách khoảng bên trong container dọc theo trục thứ cấp (ngược với flexDirection)

3. Ưu điểm của React Native?

Cộng đồng lớn

React Native là một Framework mã nguồn mở, nó hoàn toàn do cộng đồng thúc đẩy phát triển nên mọi vấn đề đều có thể được giải quyết bằng cách nhận trợ giúp trực tuyến từ các nhà phát triển khác.

Khả năng tái sử dụng

Code có thể được viết một lần và có thể được sử dụng cho cả iOS và Android, giúp duy trì và cũng như debug các ứng dụng phức tạp lớn vì không cần nhóm riêng biệt để hỗ trợ cả hai nền tảng, điều này cũng làm giảm chi phí ở mức độ lớn.

Hot Reloading

Thói quen thông thường của dev khi code là test các thay đổi mỗi lần code được viết. Để thực hiện được, app cần phải được đóng gói lại và cài đặt hoặc trong 1 simulator hoặc một thiết bị thật sự.

Với React Native, phần lớn thời gian, bạn không cần phải tổng hợp lại app mỗi lần có thay đổi. Bạn chỉ cần làm mới app trong simulator, emulator hoặc thiết bị. Thậm chí còn có một tính năng là Live Reload để tự động refresh app mỗi lần phát hiện 1 thay đổi trong code.

Các plugin bổ sung của bên thứ ba Nếu các module hiện có không đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong React Native, chúng ta cũng có thể sử dụng các plugin của Bên thứ ba để giúp tăng tốc quá trình phát triển.

4. Giải thích các luồng khác nhau trong React Native?

React Native sử dụng 3 luồng

  • Luồng MAIN/UI - Đây là luồng chính mà ứng dụng Android/iOS của bạn đang chạy. Giao diện người dùng của ứng dụng có thể được thay đổi bởi luồng chính và có quyền truy cập vào nó.

  • Luồng Shadow - bố cục được tạo bởi thư viện React trong React Native.

  • Luồng JavaScript - code JavaScript sẽ được thực thi ở luồng này.

5. defaultProps có khả dụng trong React Native không?

Có, nó hoạt động trong React Native tương tự như ở ReactJS.

import {View, Text} from 'react-native';

class DefaultPropComponent extends Component {
    render() {
        return ( 
            `<View>
                `<Text>` 
                {this.props.name} 
                `</Text>` 
            `</View>
        )
    }
}
Demo.defaultProps = {
   name: 'BOB'
}

export default DefaultPropComponent;

6. Xử lý input trong React Native?

TextInput là component chính cho phép người dùng nhập văn bản vào. Nó có onChangeText để nhận một hàm gọi mỗi khi văn bản có thay đổi, và onSubmitEditing để nhận một hàm gọi mỗi khi có submit.

import React, { useState } from 'react';
import { Text, TextInput, View } from 'react-native';

const PizzaTranslator = () => {
    const [text, setText] = useState('');
    return (
        <View style={{padding: 10}}>
            <TextInput
                style={{height: 40}}
                placeholder="Type here to translate!"
                onChangeText={text => setText(text)}
                defaultValue={text}
            />
            <Text style={{padding: 10, fontSize: 42}}>
                {text.split(' ').map((word) => word && '🍕').join(' ')}
            </Text>
        </View>
    );
}

export default PizzaTranslator;

7. Cách sử dụng state trong React Native?

Nó dùng cho điều khiển component. Biến dữ liệu có thể lưu trong state, và nó có thể thay đổi giá trị bất cứ lúc nào. Ví dụ

import React, {Component} from 'react';    
import { Text, View } from 'react-native';

export default class App extends Component {    
    state = {
        myState: 'State of Text Component'
    }

    updateState = () =>` this.setState({myState: 'The state is updated'})
    render() {
        return (
            `<View>`    
                `<Text onPress={this.updateState}>` {this.state.myState} `</Text>`    
            `</View>` 
        ); 
    } 
}

8. Redux trong React Native?

Redux là một công cụ quản lý trạng thái được dùng cho các ứng dụng JavaScript. Nó giúp toàn bộ luồng dữ liệu của ứng dụng được xử lý trong một container duy nhất không khi trạng thái trước đó vẫn tồn tại.

Actions: là khối lượng thông tin gửi dữ liệu từ ứng dụng của bạn đến store. Chúng là nguồn thông tin duy nhất cho store. Điều này có nghĩa là nếu bất kỳ thay đổi trạng thái nào là cần thiết, sẽ được thực hiện thông qua các action.

Reducers: Các action mô tả thực tế là có điều gì đó đã xảy ra, nhưng không chỉ rõ trạng thái của ứng dụng thay đổi như thế nào để phản hồi. Đây là công việc của những reducer.

Store: một store có thể được tạo ra với sự trợ giúp của các reducers lưu giữ toàn bộ trạng thái của ứng dụng. Cách được khuyến khích là sử dụng một store duy nhất cho toàn bộ ứng dụng, vì có nhiều store sẽ vi phạm việc sử dụng redux vốn chỉ có một store duy nhất.

Component: đây là nơi lưu giữ giao diện người dùng của ứng dụng.

9. Các hàm thời gian trong React Native?

  • setTimeout, clearTimeout

Có các yêu cầu nghiệp vụ, setTimeout để thực thi một mẫu code sau một khoảng thời gian chờ đợi. clearTimeout dùng để xoá timer lại thời gian được bắt đầu.

setTimeout(() =>` {
    yourFunction();
}, 3000);
  • setInterval, clearInterval

Là phương thức để gọi một hàm hoặc chạy code sau những khoảng thời gian cụ thể, được chỉ định trong tham số thứ hai.

setInterval(() =>` {
    console.log('Interval triggered');
}, 1000);

Một hàm hoặc khối code được liên kết với một khoảng thời gian sẽ thực thi cho đén khi nó bị dừng. Để dùng khoảng thời gian, ta dùng phương thức clearInterval().

  • setImmediate, clearImmediate

Gọi hàm thực thi sớm nhất có thể.

var immediateID = setImmediate(function);
// The below code displays the alert dialog immediately.
var immediateId = setImmediate(
    () =>` {    alert('Immediate Alert');
}

clearImmediate() dùng để huỷ hành động ngay lập tức nếu nó được thiết lập bằng setImmediate().

  • requestAnimationFrame, cancelAnimationFrame

Là chuẩn để thực hiện ảnh động.

Gọi một hàm để cập nhật ảnh động trước khi đến frame ảnh động kế tiếp.

var requestID = requestAnimationFrame(function);
// The following code performs the animation.
var requestId = requestAnimationFrame(
    () =>` { // animate something}
)

cancelAnimationFrame() dùng để huỷ hàm được thiết lập bởi requestAnimationFrame().

10. Cách debug ứng dụng React Native và các công cụ cần thiết?

Trong React Native, có rất nhiều cách debug khác nhau với nhiều công cụ khác nhau, do React Native chạy trên cả hai môi trường Android và iOS.

  • Developer Menu:
    • Reload: tải lại ứng dụng
    • Debug JS Remotely: mở một kênh mới cho JavaScript debugger
    • Enable Live Reload: làm cho ứng dụng tự động tải lại khi click vào Save
    • Enable Hot Reloading: theo dõi các thay đổi được tích lũy trong một file đã thay đổi
    • Toggle Inspector: chuyển đổi giao diện kiểm tra, cho phép chúng ta kiểm tra bất kỳ phần tử UI nào trên màn hình và các thuộc tính của nó, đồng thời trình bày một giao diện có các tab khác như mạng, hiển thị cho chúng ta các lệnh gọi HTTP và một tab cho hiệu suất.

  • Chrome's DevTools:

Chrome có thể là công cụ đầu tiên có thể nghĩ đến để debug React Native. DevTools của Chrome chủ yếu để debug các ứng dụng web, nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng chúng để debug React Native vì nó được hỗ trợ bởi JavaScript. Để sử dụng DevTool với React Native, trước tiên đảm bảo chúng có cùng kết nối Wifi, sau đó nhấn lệnh R nếu dùng MacOS, Ctrl + M nếu là Window/Linux. Trong menu, chọn Debug JS Remotely, nó sẻ mở ra JS Debugger mặc định.

  • React Developer Tools:

Ta có thể cài đặt package react-devtoools như sau:

npm install react-devtools --save

React's Developer Tool là công cụ tốt nhất cho debug trên React Native với hai lý do

  • Nó cho phép debug component.

  • Nó còn có thể debug style trong React Native. Ngoài ra còn có một phiên bản mới đi kèm với tính năng này cũng hoạt động với inspector trong developer menu. Trước đây, việc viết các style là một vấn đề và phải đợi ứng dụng tải lại để xem các thay đổi. Giờ đây, chúng ta có thể debug và triển khai các thuộc tính style và xem tác động của thay đổi ngay lập tức mà không cần tải lại ứng dụng.

  • React Native Debugger

Khi sử dụng Redux trong ứng dụng React Native của bạn, React Native Debugger có lẽ là trình debug phù hợp với bạn. Đây là một ứng dụng desktop hoạt động độc lập trên macOS, Windows và Linux. Nó thậm chí còn tích hợp cả Redux’s DevTools và React’s Developer Tools trong một ứng dụng, do đó bạn không phải làm việc với hai ứng dụng riêng biệt để debug.

  • React Native CLI

Bạn cũng có thể sử dụng React Native CLI để debug. Nó cũng có thể được sử dụng để hiển thị loga của ứng dụng. Nhấn vào react-native log-android sẽ hiển thị cho bạn log của db logcat trên Android và để xem log trong iOS, bạn có thể chạy react-native log-ios và với console.log, bạn có thể gửi log đến terminal:

console.log("some error🛑")

11. Props Drilling là gì?

Props Drilling là một khái niệm đề cập đến quá trình truyền dữ liệu từ component cha đến component con chính xác NHƯNG ở giữa có rất nhiều component truyền props như một chuỗi.

Các bước tránh nó

  • React Context API
  • Composition
  • Render props
  • HOC
  • Redux, Mobx

12. Mô tả kết nối mạng trong React Native?

React Native cung cấp fetch API cho kết nối mạng. Để lấy nội dung từ một URL, ta có thể làm như sau:

fetch('https://mywebsite.com/endpoint/', {
    method: 'POST',
    headers: {
        Accept: 'application/json',
        'Content-Type': 'application/json'
    },
    body: JSON.stringify({
        firstParam: 'yourValue',
        secondParam: 'yourOtherValue'
    })
});

Kết nối mạng là một hoạt động bất đồng bộ. Các phương thức fetch sẽ trả về một Promise giúp dễ dàng viết code hoạt động theo cách bất đồng bộ:

const getMoviesFromApi = () => {
    return fetch('https://reactnative.dev/movies.json')
        .then((response) => response.json())
        .then((json) => {
            return json.movies;
        })
        .catch((error) => {
            console.error(error);
        });
};

API XMLHttpRequest là api sẵn có trong React Native. Ta cũng có thể sử dụng axios với frisbee với api này.

var request = new XMLHttpRequest();
request.onreadystatechange = (e) => {
    if (request.readyState !== 4) {
        return;
    }

    if (request.status === 200) {
        console.log('success', request.responseText);
    } else {
        console.warn('error');
    }
};

request.open('GET', 'https://mywebsite.com/endpoint/');
request.send();

13. Liệt kê các điểm chính để tích hợp React Native trong một ứng dụng Android?

Các điểm chính cần lưu ý để tích hợp các React Native vào ứng dụng Android của bạn là:

  • Thiết lập cấu trúc thư mục và phụ thuộc React Native.
  • Phát triển các component React Native của bạn trong JavaScript.
  • Thêm ReactRootView vào ứng dụng Android của bạn. View này sẽ đóng vai trò là container cho component React Native của bạn.
  • Khởi động React Native server và chạy ứng dụng native của bạn.
  • Cuối cùng, chúng ta cần xác minh việc React Native trong ứng dụng của bạn hoạt động như mong đợi.

14. Code React Native được xử lý như thế nào?

  • Khi bắt đầu khởi động ứng dụng, luồng chính bắt đầu thực thi và tải JS bundles.
  • Khi code JS đã được tải hoàn tất, luồng chính gửi nó vào luồng JS khác vì JS thực hiện các tính toán nặng trong một thời gian, luồng UI sẽ không phải chịu ảnh hưởng gì cả.
  • Khi React bắt đầu render, Reconciler bắt đầu "driffing", và nó tạo một virtual DOM (layout) mới, nó gửi các thay đổi đến luồng khác. (Luồng shadow)
  • Luồng shadow tính toán bố cụ và gửi tham số/đối tượng bố cục đến luồng chính.
  • Vì chỉ luồng chính mới có thể hiển thị thứ gì đó trên màn hình, nên luồng shadow sẽ gửi bố cục đã tạo đến luồng chính và chỉ khi đó giao diện người dùng mới hiển thị.

15. Bridge trong React Native là gì?

Bridge là một lớp hoặc một kết nối chịu trách nhiệm gắn kết môi trường Native và JavaScript lại với nhau.

Sơ đồ:

  • Lớp gần nhất với thiết bị mà ứng dụng chạy trên đó là Lớp Native.

  • Bridge về cơ bản là một lớp truyền tải hoạt động như một kết nối giữa các module Javascript và Native, nó thực hiện công việc vận chuyển các thông báo phản hồi được tuần tự hóa bất đồng bộ từ JavaScript đến các module Native.

Ví dụ bây giờ, có một số thay đổi trạng thái xảy ra, do đó React Native sẽ cập nhật hàng loạt UI và gửi nó đến Bridge. Bridge sẽ chuyển phản hồi được tuần tự hóa này đến lớp Native, lớp này sẽ xử lý tất cả các lệnh mà nó có thể phân biệt với phản hồi được tuần tự hóa và sẽ cập nhật giao diện người dùng cho phù hợp.

Nền tảng iOS

Nền tảng Android

16. Các component cốt lõi trong React Native?

Các component cốt lỗi thường được dùng trong React Native: <View>, <Text>, <Image>, <ScrollView><TextInput>.

React Native Component Android View iOS view Web view Mô tả
<View> <ViewGroup> <UIView> <div> Một container hỗ trợ bố cục với kiểu flexbox, một số điều khiển cảm ứng và điều khiển trợ năng
<Text> <TextView> <UITextView> <p> Hiển thị style, lồng chuỗi văn bản hoặc xử lý sự kiện
<Image> <ImageView> <UIImageView> <img> Hiển thị ảnh
<ScrollView> <ScrollView> <UIScrollView> <div> Một container scroll chung có thể chứa nhiều component và view
<TextInput> <EditText> <UITextField> <input type="text"> Cho phép người dùng nhập văn bản

17. ListView trong React Native?

ListView là một component bao gồm danh sách các mục được hiển thị và có thể scroll theo chiều dọc.

export default class MyListComponent extends Component {  
    constructor() {  
        super();  
        const ds = new ListView.DataSource({rowHasChanged: (r1, r2) => r1 !== r2});  
        this.state = {  
            dataSource: ds.cloneWithRows(['Android','iOS', 'Java','Php', 'Hadoop', 'Sap', 'Python','Ajax', 'C++']), 
        };
    }  
    render() {  
        return ( 
            <ListView 
                dataSource={this.state.dataSource}  
                renderRow={  
                (rowData) =>`  
                `<Text style={{fontSize: 30}}>{rowData}</Text>} 
            /> 
        ); 
    }  
}

18. Làm thế nào bạn có thể viết code khác nhau cho iOS và Android trong cùng một codebase?

Module platform sẽ phát hiện từng nền tảng khi ứng dụng được chạy.

import { Platform, Stylesheet } from 'react-native';

const styles = Stylesheet.create({
    height: Platform.OS === 'IOS' ? 200 : 400
})

Ngoài ra, phương thức Platform.select lấy một đối tượng chứa Platform.OS làm khóa và trả về giá trị cho nền tảng bạn hiện đang sử dụng.

import { Platform, StyleSheet } from 'react-native';
const styles = StyleSheet.create({
    container: {
        flex: 1,
        ...Platform.select({
            ios: {
                backgroundColor: 'red',
            },
            android: {
                backgroundColor: 'green',
            },
            default: {
                // other platforms, web for example
                backgroundColor: 'blue',
            },    
        }),
    },
});

19. Touchable và cách dùng nó trong React Native?

Các cử chỉ chạm có thể được ghi lại bằng các component Touchable và có thể hiển thị phản hồi khi một cử chỉ được nhận dạng.

Tùy thuộc vào loại phản hồi bạn muốn cung cấp, mà chọn loại component Touchable.

  • Nhìn chung, chúng ta sử dụng TouchableHighlight ở bất kỳ nơi nào sử dụng button hoặc link đến web. Chế độ nền của view sẽ tối đi khi người dùng nhấn nút xuống.

  • Chúng ta có thể sử dụng TouchableNativeFeedback trên Android để hiển thị các gợn sóng phản ứng bề mặt mực phản ứng với thao tác chạm của người dùng.

  • TouchableOpacity có thể được sử dụng để cung cấp phản hồi bằng cách giảm độ mờ của button, cho phép nhìn thấy nền trong khi người dùng nhấn xuống.

  • Nếu chúng ta cần xử lý một cử chỉ nhấn nhưng bạn không muốn hiển thị bất kỳ phản hồi nào, hãy sử dụng TouchableWithoutFeedback.

import React, { Component } from 'react';
import { 
    Platform, 
    StyleSheet, 
    Text, 
    TouchableHighlight, 
    TouchableOpacity, 
    TouchableNativeFeedback, 
    TouchableWithoutFeedback, 
    View 
} from 'react-native';

export default class Touchables extends Component {
    _onPressButton() {
        alert('You tapped the button!')
    }
    _onLongPressButton() {
        alert('You long-pressed the button!')
    }
    render() {
        return (
            <View style={styles.container}>
                <TouchableHighlight onPress={this._onPressButton} underlayColor="white">
                    <View style={styles.button}>
                        <Text style={styles.buttonText}>TouchableHighlight</Text>
                    </View>
                </TouchableHighlight>
            </View>
        );
    }
}

20. Component FlatList là gì?

Component FlatList hiển thị dữ liệu có cấu trúc trong một danh dách có thể scroll. Nó hoạt động với những danh sách dữ liệu lớn và số lượng mục có thể thay đổi theo thời gian.

Tính năng:

FlatList chỉ hiển thị các phần tử được render hiện đang hiển thị trên màn hình, không hiển thị tất cả các phần tử của danh sách cùng một lúc.

import React, { Component } from 'react';  
import { AppRegistry, FlatList,  
   StyleSheet, Text, View,Alert } from 'react-native';  

export default class FlatListBasics extends Component {  
    renderSeparator = () => {  
        return (  
            <View  
                style={{  
                    height: 1,  
                    width: "100%",  
                    backgroundColor: "#000",  
                }}  
            />
        );  
    };  
    //handling onPress action  
    getListViewItem = (item) => {  
        Alert.alert(item.key);  
    }  
 
    render() {  
        return (  
            <View style={styles.container}>
                <FlatList  
                    data={[  
                        {key: 'Android'},{key: 'iOS'}, {key: 'Java'},{key: 'Swift'},  
                        {key: 'Php'},{key: 'Hadoop'},{key: 'Sap'},  
                    ]}  
                    renderItem={({item}) =>
                        <Text style={styles.item}  
                                onPress={this.getListViewItem.bind(this, item)}>{item.key}</Text>}  
                    ItemSeparatorComponent={this.renderSeparator}  
                />  
            </View> 
        );  
    }
}  
AppRegistry.registerComponent('AwesomeProject', () => FlatListBasics);  

21. Cách định tuyến với React Navigation trong React Native?

Một trong những thư viện phổ biến để định tuyến và điều hướng trong ứng dụng React Native là React Navigation.

Thư viện này giúp giải quyết vấn đề điều hướng giữa nhiều màn hình và chia sẻ dữ liệu giữa chúng.

import * as React from 'react';
import { NavigationContainer } from '@react-navigation/native';
import { createStackNavigator } from '@react-navigation/stack';

const Stack = createStackNavigator();

const MyStack = () => {
    return (
        <NavigationContainer>
            <Stack.Navigator>
            <Stack.Screen
                name="Home"
                component={HomeScreen}
                options={{ title: 'Welcome' }}
            />
            <Stack.Screen name="Profile" component={ProfileScreen} />
            </Stack.Navigator>
        </NavigationContainer>
    );
};

22. Các cách thiết kế style trong ứng dụng React Native?

Dùng thuộc tính style

Bạn có thể thêm style vào component của mình bằng cách sử dụng các thuộc tính style. Bạn chỉ cần thêm các thuộc tính style vào phần tử của mình và nó chấp nhận một đối tượng thuộc tính.

import React, {Component} from 'react';
import {Platform, StyleSheet, Text, View} from 'react-native';

export default class App extends Component<Props> {
    render() {
        return (
        <View style={{flex:1,justifyContent:"center",backgroundColor:"#fff", alignItems:"center"}}>
            <View style={{width:200,height:150,backgroundColor:"red",padding:10}}>
                <Text style={{fontSize:20, color:"#666"}}>Styled with style props</Text>
            </View>
        </View>
        );
    }
}

Dùng StyleSheet

Đối với một codebase cực kỳ lớn hoặc bạn muốn đặt nhiều thuộc tính cho các phần tử của mình, việc viết quy tắc tạo style trực tiếp bên trong các thuộc tính style sẽ làm cho code trở nên phức tạp hơn, đó là lý do tại sao React Native cung cấp cho chúng ta một cách khác để viết code ngắn gọn bằng phương thức StyleSheet:

import { StyleSheet} from 'react-native';

const styles = StyleSheet.create({
    container: {
        flex:1,
        justifyContent:"center",
        backgroundColor:"#fff",
        alignItems:"stretch"
    },
    title: {
        fontSize:20,
        color:"#fff"
    },
    item1: {
        backgroundColor:"orange",
        flex:1
    },
    item2: {
        backgroundColor:"purple",
        flex:1
    },
    item3: {
        backgroundColor:"yellow",
        flex:1
    },
});

Khi ta truyền đối tượng style vào component thông qua thuộc tính style:

<View style={styles.container}>
    <View style={styles.item1}>
        <Text style={{fontSize:20, color:"#fff"}}>Item number 1</Text>
    </View>
    <View style={styles.item2}>
        <Text style={{fontSize:20, color:"#fff"}}>Item number 1</Text>
    </View>
    <View style={styles.item3}>
        <Text style={{fontSize:20, color:"#fff"}}>Item number 1</Text>
    </View>
    <View style={styles.item4}>
        <Text style={{fontSize:20, color:"#fff"}}>Item number 1</Text>
    </View>
</View>

styled-components

Ta có thể đã sử dụng styled-component để tạo style với React Native để có tạo style như CSS bình thường. Để sử dụng nó trong dự án chỉ cần chạy lệnh cài đặt module như sau:

npm install styled-component

Ví dụ

import React, {Component} from 'react';
import { StyleSheet,Text, View} from 'react-native';
import styled from 'styled-components';

const Container=styled.View`
   flex:1;
   padding:50px 0;
   justify-content:center;
   background-color:#f4f4f4;
   align-items:center
`;
const Title=styled.Text`
    font-size:20px;
    text-align:center;
    color:red;
`;
const Item=styled.View`
    flex:1;
    border:1px solid #ccc;
    margin:2px 0;
    border-radius:10px;
    box-shadow:0 0 10px #ccc;
    background-color:#fff;
    width:80%;
    padding:10px;
`;

export default class App extends Component {
    render() {
        return (
            <Container>
                <Item >
                    <Title >Item number 1</Title>
                </Item>
                <Item >
                    <Title >Item number 2</Title>
                </Item>
                <Item >
                    <Title >Item number 3</Title>
                </Item>
                <Item >
                    <Title >Item number  4</Title>
                </Item>
            </Container>
        );
    }
}

23. Giải thích Async Storage trong React Native?

  • Async Storage trong React Native tương đương với Local Storage trên web.
  • Async Storage là một module do cộng đồng duy trì cho React Native, cung cấp một kho lưu trữ key-value bất đồng bộ, không được mã hóa. Async Storage không được chia sẻ giữa các ứng dụng: mọi ứng dụng đều có môi trường sandbox riêng và không có quyền truy cập vào dữ liệu từ ứng dụng khác

Dùng Async Storage khi:

  • Dữ liệu không nhạy cảm liên tục trên các lần chạy ứng dụng
  • Trạng thái Redux
  • Trạng thái GraphQL
  • Lưu trữ các biến toàn cục trên toàn ứng dụng

Không dùng cho:

  • Token
  • Khoá bí mật

24. Nguyên nhân thực sự đằng sau các vấn đề về hiệu suất trong React Native là gì?

Nguyên nhân thực sự đằng sau các vấn đề về hiệu suất React Native là mỗi luồng (tức là luồng Native và JS) quá nhanh. Tắc nghẽn hiệu suất trong ứng dụng React Native xảy ra khi bạn chuyển các thành phần từ luồng này sang luồng khác một cách không cần thiết hoặc nhiều hơn mức cần thiết. Quy tắc ngón tay cái được dùng để tránh bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hiệu suất trong React Native và giữ cho các lần vượt qua bridge ở mức tối thiểu.

  • Luồng Native được xây dựng để chạy Java/Kotlin, Swift/Objective C.
  • Luồng Javascript là luồng chính chạy mọi thứ từ animation dựa trên javascript đến các component giao diện người dùng khác.
  • Bridge hoạt động như một điểm giao tiếp trung gian cho luồng Native và JS.

25. Các bước để tối ưu hoá ứng dụng?

  • Sử dụng Proguard để giảm thiểu kích cỡ ứng dụng (Nó thực hiện bằng cách tách bytecode Java (và các phụ thuộc của nó) mà ứng dụng của bạn không sử dụng).
  • Tạo file APK đã giảm kích thước cho kiến trúc CPU cụ thể. Khi bạn làm như vậy, ứng dụng của bạn sẽ tự động lấy file APK liên quan với kiến trúc điện thoại cụ thể của chúng.
  • Nén các hình ảnh và phần tử đồ hoạ cụ thể . Các lựa chọn khác để giảm kích cở ảnh như file APNG thay vì PNG.
  • Không lưu dữ liệu JSON (raw), ta cần nén chúng và chuyển vào các đối tượng ID tĩnh.
  • Tối ưu hoá thư viện native
  • Tối ưu hoá số lượng thao tác state và nhớ dùng pure component và memoized khi cần.
  • Sử dụng global state cho các trường hợp tệ nhật khi state thay đổi một điều khiển đơn như TextInput hay CheckBox để render trên toàn ứng dụng. Sử dụng thư viện như Redux hay Overmind.js để quản lý state với hiệu suất tốt hơn.
  • Sử dụng thuộc tính key trên các danh sách mục, nó giúp React Native chọn được mục cần cập nhật khi render danh sách dữ liệu dài.
  • Sử dụng VirtualizedList, FlatListSectionList cho tập dữ liệu lớn.
  • Xoá tất cả timer đang hoạt động nếu nó dẫn đến các vấn đề rò rỉ bộ nhớ.

26. Cách giải quyết sự cố rò rỉ bộ nhớ trong React Native?

Trong bộ nhớ JavaScript được quản lý tự động bởi Garbage Collector (GC). Nói tóm lại, Garbage Collector là một tiến trình nền định kỳ duyệt qua biểu đồ của các đối tượng được cấp phát và các tham chiếu của chúng. Nếu tình cờ gặp một phần của biểu đồ không được tham chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp từ các đối tượng gốc (ví dụ: các biến trên ngăn xếp hoặc một đối tượng toàn cục như window hoặc navigator) thì toàn bộ phần đó có thể được giải phóng khỏi bộ nhớ.

Trong React Native, mỗi module scope được gắn với một đối tượng gốc. Nhiều module, bao gồm cả module chính của React Native, khai báo các biến được giữ trong scope chính (ví dụ: khi bạn xác định một đối tượng bên ngoài một lớp hoặc hàm trong module JS của mình). Các biến như vậy có thể giữ lại các đối tượng khác và do đó ngăn chúng bị dọn dẹp rác.

Nguyên nhân dẫn đến rò rỉ bộ nhớ

  • Thêm timer/listener chưa phát hành trong componentDidMount
  • Rò rì closure scope.

Cách phát hiện rò rì sự cố

  • Trong iOS:
    • Vào XCode → Product → Profile (⌘ + i)
    • Sau đó, nó sẽ hiển thị cho bạn tất cả các mẫu chọn rò rỉ.
  • Trong Android:
    • Chạy ứng dụng React Native như bình thường
    • Chạy Android Studio
    • Trong menu:
      • Click Tools → Android → Enable ADB Integration
      • Click Tools → Android → Android Device Monitor -Khi When Android Device Monitor được mở, click Monitor → Preferences

27. Các cách để lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trong React Native?

React Native không đi kèm với bất kỳ cách lưu trữ dữ liệu nhạy cảm nào. Tuy nhiên, đã có các giải pháp sẵn có cho nền tảng Android và iOS.

iOS - Keychain Services

Keychain Services cho phép bạn lưu trữ một cách an toàn các phần nhỏ thông tin nhạy cảm cho người dùng. Đây là nơi lý tưởng để lưu trữ xác thực, token, mật khẩu và bất kỳ thông tin nhạy cảm nào khác không thuộc về Async Storage.

Android - Shared Preferences

Shared Preferences là phiên bản Android tương đương cho bộ dữ liệu key-value liên tục. Dữ liệu trong Shared Preferences không được mã hóa theo mặc định, nhưng Encrypted Shared Preferences bao bọc lớp Shared Preferences dành cho Android và tự động mã hóa các khóa và giá trị.

Android - Keystore

Android Keystore cho phép bạn lưu trữ các khóa mật mã trong một container để làm cho việc trích xuất từ thiết bị trở nên khó khăn hơn. Để sử dụng iOS Keychain Services hoặc Android Secure Shared Preferences, bạn có thể tự viết bridge hoặc sử dụng thư viện bọc chúng cho bạn và cung cấp một API thống nhất mà bạn tự chịu rủi ro. Một số thư viện cần xem xét:

  • Expo-secure-store
  • React-native-keychain
  • react-native-sensitive-info, bảo mật cho iOS, nhưng dùng Android Shared Preferences

28. Bảo mật mạng và SSL Pinning là gì?

SSL là gì

SSL (Secure Sockets Layer) và người kế nhiệm của nó, TLS (Secure Sockets Layer), là các giao thức để thiết lập các liên kết được xác thực và mã hóa giữa các máy tính nối mạng.

SSL / TLS hoạt động bằng cách ràng buộc danh tính của các thực thể như trang web và công ty với các cặp khóa mật mã thông qua các tài liệu kỹ thuật số được gọi là chứng chỉ X.509. Mỗi cặp khóa bao gồm một khóa riêng và một khóa công khai. Khóa riêng tư được giữ an toàn và khóa công khai có thể được phân phối rộng rãi thông qua chứng chỉ.

Pinning là gì

Pinning là một cơ chế tùy chọn có thể được sử dụng để cải thiện tính bảo mật của một dịch vụ hoặc trang web dựa trên Chứng chỉ SSL. Pinning cho phép chỉ định danh tính mật mã mà người dùng truy cập trang web/ứng dụng được chấp nhận.

Tại sao cần SSL Pinning

Một trong những rủi ro cố hữu đối với hệ sinh thái SSL là phát hành sai. Đây là khi chứng chỉ trái phép được cấp cho miền / máy chủ lưu trữ mà bạn kiểm soát. Điều này có thể xảy ra với cả PKI(Public Key Infrastructure) công cộng và riêng tư.

Cách dùng SSL pinning với ứng dụng di động

Khi các ứng dụng di động giao tiếp với máy chủ, chúng thường sử dụng SSL để bảo vệ dữ liệu được truyền khỏi bị giả mạo. Theo các triển khai SSL mặc định được sử dụng, các ứng dụng tin cậy bất kỳ máy chủ nào có chứng chỉ được cửa hàng tin cậy của Hệ điều hành tin cậy, Cửa hàng này là danh sách các tổ chức phát hành chứng chỉ được cung cấp cùng với hệ điều hành.

Tuy nhiên, với tính năng SSL pinning, ứng dụng được định cấu hình để từ chối tất cả trừ một hoặc một số chứng chỉ được xác định trước, bất cứ khi nào ứng dụng kết nối với máy chủ, nó sẽ so sánh chứng chỉ máy chủ với (các) chứng chỉ đã pinning, nếu và chỉ khi chúng khớp với máy chủ. đáng tin cậy và kết nối SSL được thiết lập.

29. setNativeProps là gì?

Đôi khi cần thực hiện các thay đổi trực tiếp đối với một component mà không sử dụng state/props để kích hoạt render lại toàn bộ cây con. Ví dụ: khi sử dụng React trong trình duyệt, đôi khi bạn cần phải sửa đổi trực tiếp nút DOM và điều này cũng đúng với các view trong ứng dụng dành cho thiết bị di động. setNativeProps là React Native tương đương với việc thiết lập các thuộc tính trực tiếp trên một nút DOM. Sử dụng setNativeProps khi render thường xuyên tạo ra tắc nghẽn hiệu suất.

Thao tác trực tiếp sẽ không phải là công cụ mà bạn tiếp cận thường xuyên; thông thường bạn sẽ chỉ sử dụng nó để tạo animation liên tục để tránh chi phí hiển thị cấu trúc phân cấp component và điều chỉnh nhiều view. setNativeProps là bắt buộc và lưu trữ trạng thái trong lớp native (DOM, UIView,...) chứ không phải trong các component React của bạn, điều này làm cho code của bạn khó đọc hơn. Trước khi sử dụng, hãy thử giải quyết vấn đề của bạn với setStateshouldComponentUpdate.

30. Cách ứng dụng React Native làm việc mượt mà với animation?

Lý do chính và cũng là lý do quan trọng khiến các ứng dụng native được xây dựng tốt lại hoạt động trơn tru là do tránh các thao tác tốn kém trong quá trình tương tác và animation. React Native có một hạn chế là chỉ có một luồng thực thi JS duy nhất, nhưng bạn có thể sử dụng InteractionManager để đảm bảo công việc dài hạn được lên lịch bắt đầu sau khi hoàn thành bất kỳ tương tác/animation nào.

Các ứng dụng có thể lập lịch để chạy các tác vụ sau khi tương tác theo cách sau:

InteractionManager.runAfterInteractions(() => {
    // ...long-running synchronous task...
});